Hình ảnh chi tiết bao nhiêu phái bộ từ Ấn Độ đến Ê-thi-ô-bi đến triều cống sản vật cho Hoàng Đế Mê-đô Ba-tư được chạm khắc trên đá đầy sống động. Kinh Thánh chép từ 2500 năm trước như sau:
"Xảy trong đời vua A-suê-ru, tức A-suê-ru kia mà cai trị trên một trăm hai mươi bảy tỉnh, từ Ấn-độ cho đến Ê-thi-ô-bi, khi vua ngự ngôi vương quốc tại Su-sơ, kinh đô người, nhằm năm thứ ba đời trị vì mình, người bày ra một bữa tiệc yến cho hết thảy quan trưởng và thần bộc mình. Đạo binh nước Phe-rơ-sơ và Mê-đi, các bực sang trọng cùng các quan cai của hàng tỉnh đều ở trước mặt người. Trong nhiều ngày, tức trong một trăm tám mươi ngày, người bày tỏ sự giàu có sang trọng của nước và sự oai nghi rực rỡ của người..."
"Vua A-suê-ru bắt xứ và các cù lao của biển nộp thuế. Các công sự về quyền thế và năng lực người, cả sự cao trọng của Mạc-đô-chê, vua thăng chức người lên làm sao, thảy đều có chép vào sách sử ký các vua nước Mê-đi và Phe-rơ-sơ" (Ê-xơ-tê 1:1-4; 10:1-2)
Tuan Le Darius là cách gọi Latin đã trải qua mấy lần "phiên âm / dịch nghĩa" từ cổ ngữ Medes-Persia và thậm chí kế thừa ngôn ngữ / cách viết Assyria-Babylon nữa, cứ hình dung kiểu như nói / chép về Sùng Lãm - Lạc Long Quân - Hùng Vương bằng chữ Hán-Nôm-Quốc Ngữ chẳng hạn: chúng ta nay hiểu như tên riêng nhưng hầu như chắc chắn đó là biệt hiệu "vua chim, vua rồng, vua gấu... mà có thể chỉ là tù trưởng một thị tộc thờ chim, rồng... (totem) gì đấy.
Nghĩa gốc Darius được tin rằng là "vua / tổng tư lịnh"... cũng như nói "Hùng Vương" hay "Vua Lê", "Chúa Nguyễn".. thì phải thêm là "thứ mấy" hay "con ai" hay "tên tục / tên cúng cơm là", "vợ tên là.." để phân biệt lẫn nhau, như nói Vua Louis thì có đến mười mấy ông, "vua Hê-rốt" trong Tân Ước cũng có cha / con / chú / cháu.. chứ không phải một người, nhưng với người đương thời thì chỉ viết trơn là người đọc hiểu, các thế hệ sau mới phải phân định I, II, III, IV.... Ví dụ nói Napoleon ai cũng nghĩ đến một Hoàng Đế lẫy lừng mà ít biết có đến I, II, III. Đó là chuyện mới hai trăm năm, huống chi Darius đã hai ngàn năm trăm năm và không phải ông nào cũng được ghi đủ nên cách "đánh số" cũng tuỳ sử gia.
Người Trung Đông và cả Phương Tây ngày nay lấy tên Ông / Cha đặt nguyên xi cho con / cháu là chuyện rất phổ biến, không phải vì hỗn như quan niệm phương Đông mà là vì kính yêu để tưởng nhớ! Đó là chưa nói đến khái niệm vương hiệu và niên hiệu mà vị vua ấy chọn trong từng giai đoạn hay cả đời trị vì, hoặc do đời sau tôn xưng (kiểu "Thái Tổ / Cao Hoàng Đế".. ). Riêng Artaxerxes thì có nghĩa là "con của Xerxes".
Để phân biệt rõ hơn có tham khảo link sau, dù chưa thống nhất hoàn toàn tuỳ quan điểm nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ học:
Tuan Le Không em, lý do nhiều người hiểu nhầm vì tưởng đế quốc Babylon "biến thành" đế quốc Mê-đô Ba-tư, trong khi Mê-đi VÀ Ba Tư (cùng Êlam nữa) đã hình thành song song và mạnh lên khi Babylon chủ quan suy yếu. Cyrus hợp nhất đế quốc Mê-đô Ba-tư, và Darius (tên có thể khác tuỳ quan điểm cho là một vị tướng hoặc hoàng thân vùng Medes) là người đánh úp Babylon không tốn một mũi tên ngay trong đêm Belsazzar chè chén phạm thượng bị Chúa phán quyết cuối Daniel 5.
Tuan Le Theo quan điểm của chính người Iran hiện tại thì họ nói Darius II là trưởng nam của Xerxes (Ahasuerus), nghĩa là cháu đích tôn của Darius I, nhưng bị em ruột là Artaxerxes hiểu lầm do có tin báo rằng anh ấy muốn giết cha để đoạt ngôi nên Artaxerxes vội ra tay sớm giết chết, nghĩa là Darius II chưa hề lên ngôi vua. Có thể trường phái khác chỉ gọi ai ĐÃ lên ngôi vua là Darius II nên mới có những ý so le nhau. Xem clip sau đây anh có giải thích nhưng chưa đưa lên vì sợ nhiều tình tiết quá.
Tuan Le 23 phái đoàn được khắc hình triều cống không nhất thiết đồng nghĩa với số đơn vị "tỉnh" em ạ, nên gọi là 23 miền / xứ sẽ chuẩn hơn, vì trong đó có cả đoàn Nga, đoàn "Âu" là những khu vực không thể là một "tỉnh" của Ba Tư, còn 2 "tỉnh" đi đầu là Mê-đi và Ê-lam rõ ràng chính là 2 trong 3 phần chính cấu thành đế quốc tiên khởi (trừ Phe-rơ-sơ tức "Ba Tư" đương nhiên khỏi triều cống) thì cũng khó mà gọi là "tỉnh" được. Đó là lý do anh chọn dùng chữ "phái bộ".
------------
Trích: Facebook Tuan Le posted 20/5/2017https://www.facebook.com/tonyledinhtuan/posts/1434672803222135