Đức Chúa Trời quy định ngày mùng một tháng bảy của dân Israel là ngày Lễ Thổi Kèn. Thế thì, mạng lệnh của Đức Chúa Trời dành cho tuyển dân Israel trong ngày này là gì?
(Tham khảo https://www.hebcal.com/holidays/rosh-hashana)
"Đức Giê-hô-va lại phán với Môi-se: “Con hãy truyền bảo dân Y-sơ-ra-ên rằng: ‘Ngày MỒNG MỘT THÁNG BẢY là NGÀY NGHỈ cho các con, một ngày kỷ niệm với TIẾNG KÈN THỔI LÊN, và một kỳ hội họp THÁNH. Các con không được làm việc thường ngày nào cả, nhưng phải dùng lửa dâng các lễ vật lên Đức Giê-hô-va.” (Lê-vi ký 23:23-25)
"Ngày MỒNG MỘT THÁNG BẢY, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp THÁNH; chớ nên làm một công việc xác thịt nào; về phần các ngươi, ấy sẽ là một ngày người ta THỔI KÈN vậy." (Dân-số ký 29:1)
(1) KÈN Ở ĐÂU CÓ?
"Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: ''Con hãy LÀM hai CÂY KÈN BẰNG BẠC dát mỏng ..." (Dân-số ký 10:1-2 - VIE2010)
Theo bản dịch 1925 là "hai ống loa" nhưng nếu so sánh với các bản dịch tiếng Việt khác và ngay cả trong Bilbe hub thì đó là "hai cái kèn" bằng bạc. Đức Chúa Trời đã quy định cho Môi-se PHẢI LÀM hai cây kèn bằng bạc.
(2) Ý NGHĨA & MỤC ĐÍCH CỦA TIẾNG KÈN:
"... Dùng chúng để TRIỆU TẬP hội chúng cũng như truyền lệnh cho các trại quân RA ĐI. Khi nào người ta thổi CẢ HAI KÈN thì toàn hội chúng sẽ HỌP LẠI TRƯỚC MẶT CON tại lối vào Lều Hội kiến.
Nếu người ta chỉ thổi MỘT KÈN thì các thủ lĩnh tức là những NGƯỜI LÃNH ĐẠO của các bộ tộc Y-sơ-ra-ên phải HỌP LẠI trước mặt CON." (Dân-số ký 10:2-4)
Tiếng kèn dùng để phát lệnh TRIỆU TẬP mọi người nhóm lại hoặc để CHUYỂN QUÂN, RA ĐI.
Khi cả HAI KÈN THỔI LÊN thì cả hội chúng sẽ NHÓM lại trước mặt của Môi-se, là người TRUNG BẢO duy nhất giữa Đức Chúa Trời và tuyển dân của Ngài.
MỘT KÈN thổi lên thì dùng để triệu tập những người thuộc cấp lãnh đạo của dân Israel.
"Khi các con thổi KÈN TIẾNG VANG thì những trại quân phía ĐÔNG sẽ RA ĐI. Khi các con thổi KÈN TIẾNG VANG LẦN THỨ NHÌ thì những trại quân phía NAM sẽ RA ĐI. Người ta sẽ THỔI KÈN TIẾNG VANG khi nào các trại quân PHẢI RA ĐI." (Dân-số ký 10:5-6)
Khi tiếng kèn VANG THỨ NHẤT thổi lên thì trại quân phía ĐÔNG sẽ ra đi. Chi phái Giu-đa cầm cờ, trên cờ có thêu sư tử, Na-ha-sôn thủ lĩnh của chi phái Giu-đa, ông là người đi tiên phong (Dân-số ký 2:3, 10:14). CHÚA JESUS chính là SƯ TỬ CỦA CHI PHÁI GIU-ĐA (Khải huyền 5:5), Ngài cao trọng hơn Na-ha-sôn rất nhiều; Chúa Jesus không chỉ lãnh đạo một chi phái Giu-đa duy nhất nhưng cho tất cả mọi người, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng.
Có 12 chi phái nhưng là 13 vì chi phái Giô-sép tách ra làm hai là Ép-ra-im và Ma-na-se. Chi phái Lê-vi nằm ngay giữa; chia ra theo tên ba con trai của Lê-vi theo thứ tự: Con cả, giữa và út. Mỗi người sẽ lo một phần việc: Chí Thánh, Thánh và phần bên ngoài như cuộn khiêng khi di chuyển Đền tạm. Vì vậy, khi TIẾNG KÈN THỔI DÀI HƠI, tức là lệnh CHUYỂN QUÂN; đoàn quân sẽ RA ĐI: BỎ chỗ cũ, để ĐI ĐẾN một chỗ mới, GẦN với Đất Hứa hơn. Khi tuyển dân nhìn thấy ngọn cờ sư tử của chi phái Giu-đa giương cao lên và bay phấp phới, thì mọi người lo chuẩn bị di chuyển về cùng một hướng với ngọn cờ và không ai được ở lại chỗ cũ của mình nữa.
"Khi NHÓM hội chúng, các con cũng phải THỔI KÈN nhưng không thổi tiếng vang." (Dân-số ký 10:7)
Người thủ lĩnh trung thành là người luôn luôn nhận được hiệu lệnh chính xác từ cấp trên, hầu cho có thể phát ra tiếng kèn ngắn hay dài đúng lúc thì mới có thể tập trung hoặc chuyển quân đúng theo hiệu lệnh của người trung bảo.
Không phải lúc nào cũng thổi cùng một tiếng kèn duy nhất, chỉ là huy động sự nhóm lại vào mỗi tuần lễ. Vì nếu không cho quân di chuyển thì KHÔNG thể nào tiến gần ĐẤT HỨA nhưng mọi sự đứng tại chỗ hay chuyển quân, tất cả đều lệ thuộc vào Đấng Trung Bảo, còn phần của Đấng Trung Bảo thì sẽ lệ thuộc vào Đấng Tối Cao.
''Khi nào TRONG XỨ CÓ CHIẾN TRANH và các con PHẢI RA CHIẾN ĐẤU CHỐNG KẺ THÙ XÂM LƯỢC thì phải thổi kèn tiếng thúc quân. Lúc ấy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các con sẽ NHỚ LẠI các con và GIẢI CỨU các con khỏi kẻ thù." (Dân-số ký 10:9-10)
Kẻ thù của chúng ta là ai, khi nào thì cần phải chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược? Há không phải là kẻ giả mạo giống như sư tử đang rình mò chung quanh chúng ta và tìm cách để nuốt người nào có thể, vậy nên chúng ta hãy đứng vững trong đức tin mà chống lại kẻ thù. Và khi đang trong trận chiến, hãy nhớ THỔI KÈN vì trận chiến thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Ngài sẽ chiến đấu thay cho chúng ta. (I Phi-e-rơ 5:8-9)
Dẫu trận chiến gay go, kẻ thù mạnh sức và thành trì của chúng có kiên cố như Giê-ri-cô, nhưng bởi các Thầy Tế Lễ vâng lời tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Giô-suê (Joshua // Jesus), họ đã nhận hiệu lệnh và phát lệnh // thổi kèn chính xác thì Giê-ri-cô cũng phải bị sụp đổ. Nhưng nếu là sự nghịch mạng, chìu theo ý riêng, thỏa hiệp với tội lỗi, thì cho dù kẻ thù có ít người như thành A-hi thì dân Israel cũng phải đại bại.
''Trong NHỮNG NGÀY VUI MỪNG, trong CÁC KỲ LỄ TRỌNG THỂ và NGÀY ĐẦU THÁNG thì các con phải thổi kèn trong khi dâng những tế lễ thiêu và tế lễ bình an." (Dân-số ký 10:10)
NGÀY nào được xem là NGÀY VUI MỪNG NHẤT trong năm?
Ấy là ngày ban ơn toàn xá cho cả nhân loại. Mỗi năm chỉ một lần duy nhất Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm được bước vào nơi Chí Thánh, dùng huyết bò và dê để rửa tội cho chính mình, gia đình và cả dân sự. Bởi nhờ HUYẾT Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đời đời là Jesus Christ đã đổ một lần đủ cả, loài người được RỬA SẠCH TỘI LỖI, bởi đó chúng ta được phục hồi mối quan hệ với CHA trên trời. Ấy là ngày TRỜI-NGƯỜI được GIAO HÒA với nhau, ngày MÙNG MƯỜI THÁNG BẢY.
Ngày Mùng Một Tháng Bảy là ngày THỔI KÈN lớn tiếng để kêu gọi, loan tin nhắc nhở cho tất cả mọi người dân Isarael khắp nơi xa gần chuẩn bị để đến Đền Thờ, dâng của lễ cho kịp ngày Mùng Mười Tháng Bảy. Để rồi sau đó họ bắt đầu một tuần lễ từ 15-22 trong sự VUI MỪNG TRỌN VẸN sau mùa gặt hái, đó là TUẦN LỄ LỀU TẠM.
Vậy nên, hãy THỔI KÈN RAO RA KHẮP XỨ, để loan báo tin vui này cho tất cả mọi người gần xa, để ai nấy chuẩn bị tấm lòng thờ phượng Con Trời giáng thế:
"Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành (TIN MỪNG), sẽ là một sự VUI MỪNG LỚN CHO MUÔN DÂN; Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một ĐẤNG CỨU-thế, là Christ, là Chúa." (Lu-ca 2:10-11)
Sự vui mừng này trở nên TRỌN VẸN trong ngày tiếng kèn chót được trổi lên.
(3) AI LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM THỔI KÈN?
"Các con trai A-rôn là những THẦY TẾ LỄ sẽ THỔI những KÈN ấy. Đó là QUY ĐỊNH VĨNH VIỄN cho các con qua các thế hệ." (Dân-số ký 10:8)
Mỗi chúng ta là thầy Tế lễ Nhà Vua (I Phi-e-rơ 2:9), đang có kèn trong tay, nhưng chúng ta có nghe được hiệu lệnh của Đấng Trung Bảo hay không? Nếu nhận được hiệu lệnh rõ thì sẽ phát lệnh chính xác, bằng không sẽ cứ lẫn lộn giữa các hiệu lệnh với nhau. Sẽ có những lúc cần đứng dậy để ra đi, nhưng chúng ta lại cứ nằm y một chỗ và cho rằng đó là ý Chúa!!?? Chỉ có sự chuyển quân, mới giúp cho tuyển dân được gần Đất hứa.
I Cô-rinh-tô 15:50-52 có chép:
"Thưa anh em, tôi muốn nói rằng, thịt và máu không thể hưởng vương quốc Đức Chúa Trời được; sự hay hư nát không thể hưởng sự không hay hư nát được. Nầy, tôi tỏ cho anh em một sự mầu nhiệm: Chúng ta sẽ không ngủ hết, nhưng tất cả sẽ được biến hóa trong khoảnh khắc, trong nháy mắt, vào lúc TIẾNG KÈN CUỐI CÙNG. Vì KÈN SẼ THỔI, người chết sẽ SỐNG lại, không còn hư nát nữa, và chúng ta sẽ được BIẾN HÓA."
Dân Israel sau khi ra khỏi Ai-cập, chỉ có hai người được vào đất hứa. Dân Israel tin theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, họ ra khỏi Ai-cập theo bước chân của vị trung bảo là Môi-se. Mọi việc họ làm trong danh nghĩa vâng theo lời Môi-se mà làm, thờ phượng Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời của Môi-se bày tỏ.
Ngày nay cũng vậy, chúng ta tin và làm theo những gì Chúa Jesus đã dạy và thờ phượng Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời do Chúa Jesus bày tỏ. Nhưng liệu rằng, mọi việc làm đều nhơn danh Chúa Jesus của tất cả những người tin theo Ngài thì có được vào nước thiên đàng hết hay không?
Ma-thi-ơ 7:21-23:
"Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên-đàng đâu; nhưng chỉ kẻ LÀM THEO Ý MUỐN CỦA CHA TA ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên-tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm GIAN ÁC, ta CHẲNG BIẾT các ngươi bao giờ, hãy LUI RA khỏi ta!"
"Lúc tiếng kèn chót thổi lên" thì mới được biến hóa, nghĩa là có nhiều tiếng kèn và phải trải qua nhiều giai đoạn của các tiếng kèn này. Đây không phải là những tiếng kèn ngắn kêu gọi để nhóm lại mỗi tuần, bèn là kêu gọi ĐI RA khỏi chỗ cũ nhưng lại tưởng rằng đó là nơi mình sẽ định cư! Tiếng kèn chót long trọng vô cùng, chiếm hết ba chương trong sách Khải huyền, vì vậy tiếng kèn chuyển quân luôn thúc giục, trước khi tiếng kèn chót trổi lên:
"Hỡi dân ta, HÃY RA KHỎI BA-BY-LÔN, kẻo các ngươi dự phần tội-lỗi với nó, cũng chịu những tai-họa nó nữa chăng!" (Khải huyền 18:4)
(4) CHẤT LIỆU CỦA CHIẾC KÈN:
“Hai kèn chuyển quân là con người PHẢI LÀM, làm bằng BẠC.” (Dân-số ký 10:2)
Mạng lệnh của Đức Chúa Trời truyền cho dân Israel xây đền tạm, Ngài dạy rất kỹ lưỡng: Mọi vật liệu ngoài hành lang, liên quan đến THANH TẨY thân thể, đều bằng ĐỒNG; trong nơi Thánh và Chí Thánh thì bằng VÀNG. Thế thì, Đền tạm có gì bằng BẠC? Những chỗ để RÁP NỐI các bộ phận lại với nhau như cái khoen, cái mọng, các lỗ trụ đều bằng BẠC (Xuất 38).
CÁI KÈN phải được làm bằng BẠC, chất liệu mang một ý nghĩa rất lớn. Đó là sự ĐÁNH ĐỘNG tận sâu trong tâm hồn, đi sâu vào những luồng suy nghĩ, tác động vào trong tình cảm. Từ đó ý chí người nghe sẽ quyết định riêng cho cá nhân mình: Rằng tôi đang yêu Lẽ thật hay lẽ giả, tôi sẽ chọn làm theo ý Chúa hay theo ý riêng của mình hay sẽ đi theo số đông nhiều người khác???
Mỗi khi tiếng KÈN phát ra, đòi hỏi người nghe phải TẬP TRUNG CHÚ Ý, để nghe biết đây là tiếng kèn ngắn hay dài. Để người nghe phải xác định: Đây chỉ là tiếng tập trung nhóm lại bình thường hay là lúc phải RỜI BỎ chỗ cũ, dù rất tiện nghi, rất quen thuộc và đầy ấp những kỷ niệm để đi sang một chỗ mới gần hơn với ĐẤT HỨA.
Hành trình của dân Israel càng về đích, họ càng gặp nhiều khó khăn: Lúc đầu Đức Chúa Trời làm phép lạ rất nhiều, hầu như Ngài ẵm bồng họ: Nào sự giải cứu, tiếp trợ đủ mọi cách; nhưng về sau, thì chính họ phải chiến đấu. Nhưng không phải lúc nào cũng đánh, họ đánh hay dừng tất cả đều phải lệ thuộc vào ý muốn của Đức Chúa Trời qua Môi-se. Và một khi họ đánh theo ý riêng, nghịch lại với ý muốn của Đức Chúa Trời; thì sẽ bị phanh thây như ở Họt-ma (Dân-số ký 14).
Vấn đề là lỗ tai của tuyển dân Đức Chúa Trời có nghe được tiếng kèn bằng bạc, để đánh động vào tâm hồn của chính mình hay không? Và đó là lý do Đức Chúa Trời đã nhắc liên tục: "HÃY ÉP TÂM HỒN MÌNH!" (Lê-vi ký 23, Dân-số ký 29)
Ngày mùng 1/7, NGHE tiếng KÈN, để khi đó ép tâm hồn mình; để hướng hết tất cả từ tâm trí, tình cảm, ý chí của mình; hầu nghe được Ý MUỐN của Đức Chúa Trời. Đến ngày 15 họ sẽ nghe tiếng kèn vang dài, để rồi RA KHỎI NHÀ đang sống, trở về với nơi thiên nhiên. Trong ý nghĩa tượng trưng, ấy là sự bỏ nhà thế gian để đi đến NHÀ của ĐỨC CHÚA TRỜI.
Tiếng kèn đầu tiên thổi lên vào ngày Mùng Một Tháng Bảy, đánh dấu ý thức SA-BÁT; để chúng ta dẫu có làm việc và bận mục vụ đến đâu, nhưng đến ngày thì phải NGHỈ. Để tâm hồn của loài người hướng trọn về Chúa, để ép tâm hồn mình. Điều này rất phù hợp với câu Chúa Jesus nói: "Ai có tai nghe, hãy nghe!"
Trong hành trình theo Chúa: Lúc nào thì chúng ta nghe được tiếng kèn thứ nhất và lúc nào thì có thể nghe được cả hai tiếng kèn, để chuẩn bị ra khỏi? Nếu suốt cả cuộc đời theo Chúa, chỉ nghe được một tiếng kèn để cứ mãi ở nguyên một chỗ, thậm chí trên một chiếc ghế trong nhà thờ hoặc trong một điểm nhóm tư gia thì thật quá uổng phí và cũng là điều vô cùng nguy hiểm, vì KHÔNG thể tiến gần ĐẤT HỨA.
Khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây mộc hình, Ngài kêu 7 lần, lúc đầu tiếng kêu của Ngài còn dễ nghe, mọi người đều có thể nghe được. Nhưng trong giai đoạn cuối cùng, người ta đã không thể hiểu Ngài đang kêu gì, cho dù đó là người Giu-đa, là dân có luật pháp của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus đã kêu thét lên: "Đức Chúa Trời của tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?" Thế mà, họ lại tưởng Ngài kêu Ê-li.
Tiếng kêu của Chúa Jesus thật khó nghe, các thủ lĩnh tôn giáo là những người am tường về Kinh thánh vẫn không thể hiểu Ngài kêu gì? Nhưng... giờ phút cuối cùng một đội trưởng ngoại đạo nghe và hiểu được, nên đã thốt lên: "Thật, người này là CON của Đức Chúa Trời!". Chúng ta đang ở rất gần với đoạn kết, khi tiếng kèn "HÃY RA KHỎI BA-BY-LÔN..." thổi vang lên, ai là người sẵn sàng hưởng ứng để đứng dậy đi theo Đấng gọi là Sư tử chi phái Giu-đa?
Cần phải nhớ rằng Chúa Jesus đã làm xong mọi điều trong luật pháp, chúng ta KHÔNG CẦN phải giữ Lễ Lều Tạm hay Đại Lễ Chuộc Tội để được cứu. Nhưng bởi yêu mến Đức Chúa Trời, nên chúng ta suy gẫm luật pháp của Đức Chúa Trời giống như tinh thần của Đa-vít ngày xưa:
"Xin Chúa MỞ MẮT CON, để CON THẤY sự LẠ LÙNG trong LUẬT PHÁP của Ngài!" (Thi-thiên 119:18)
(Đã edit so với bản gốc)
---------
Trích: Facebook Yen Dang
(Đã edit so với bản gốc)
---------
Trích: Facebook Yen Dang