Nguyên nghĩa của "September" là tháng mấy? Những tên tháng bắt đầu bằng "Septem / Octo / Novem / Decem" nghĩa là gì?
Nếu mình nói September nghĩa là Tháng BẢY thì chắc ai nấy tưởng mình khùng, vì bây giờ mọi người đều tin chắc cách hiển nhiên rằng chữ đó có NGHĨA là Tháng CHÍN như cả thế giới đã tin vậy hàng ngàn năm rồi và chẳng còn ai thắc mắc gì nữa. Khốn nỗi, sự thật thì “Septem” là tiếp đầu ngữ (prefix) trong tiếng La-tinh của người La mã để gọi số thứ tự BẢY, cũng như Octo là TÁM, Novem là CHÍN, Decem là MƯỜI (tiếng Hy Lạp cũng khá tương tự với “septa / hepta-octa-nona-deca”, mọi học sinh cấp 3 đều đã biết khi học cách đọc tên hợp chất hữu cơ nhưng ít ai còn nhớ đấy thôi). Ai muốn kiểm chứng cứ tự tra chữ Numeral Prefix trên Wikipedia.
https://en.wikipedia.org/wiki/Numeral_prefix
Vị trí Tháng BẢY đầy ý nghĩa đã bị giành mất bởi tên JULIUS CAESAR (từ năm 46 B.C.), rồi AUGUSTUS CAESAR (thời kỳ Jesus Christ giáng sinh) giành luôn tháng kế tiếp, đẩy tháng "SEPT-" (BẢY) lùi xuống hai bậc bị hiểu thành CHÍN. Các thủ lĩnh tại Roma được tôn thờ như thần linh đã ra lệnh thay đổi luật pháp về thời gian, và giáo hội Cơ-đốc mặc nhiên theo đó dẫn dắt cả thế giới dùng tên các vua ấy cho vị trí tháng thứ BẢY và TÁM, bất chấp sự sai trật tên gọi rõ ràng. Từ đó, các tháng Sep-Oct-Nov-Dec dù đọc tên có nghĩa là BẢY - TÁM - CHÍN - MƯỜI vẫn phải bị hiểu lệch lạc thành CHÍN - MƯỜI - MƯỜI MỘT - MƯỜI HAI, viết thành số cũng vậy, không được phép hiểu đúng theo nghĩa của từ ngữ mắt mình thấy miệng mình đọc nữa, tức là phải đọc một đằng hiểu một nẻo. Ai chấp nhận hiểu sai được xem là đúng, ai vẫn hiểu đúng sẽ bị mọi người cho là sai!
(Âm lịch tiếng Việt cũng có vấn đề tương tự khi chèn 2 tháng “Chạp” và “Giêng” vào giữa tháng “Một” và “Hai”, trước 1975 nhiều lịch in đúng, sau 1975 tất cả đều sai vì tưởng có tên tháng “Mười Một”. Một thí dụ khác là miền Nam vì sợ phạm húy nên không dám gọi đúng thứ tự mà đẩy vị trí anh Cả xuống thành "anh Hai", gọi người thứ hai là "anh Ba"...).
Đây chỉ là sơ suất tồn tại trong lịch sử, hay sự chủ tâm giành vị trí đặc biệt của tháng BẢY cho đối tượng tôn thờ ngược với Luật Pháp của Đấng Tạo Hóa? (ngay cả âm lịch phương Đông cũng giành riêng tên THÁNG BẢY là "Tháng Cô Hồn" và dừng mọi việc để tập trung thờ cúng!). Phải chăng những tên gọi cổ xưa mà cả thế giới vẫn đọc viết mỗi ngày mà không hiểu này vẫn còn giá trị nhắc nhớ, là sự lưu giữ chìa khóa đầy ẩn ý của Đấng Tể Trị dòng thời gian, để dành riệng cho “ai đọc phải để ý”, hãy tìm sẽ gặp, đã hiểu thì sẽ hiểu thêm? (Ma-thi-ơ 13:12, 24:15, Đa-ni-ên 7:24)
Lẽ thật luôn là cửa hẹp ít người tìm được là vậy! Càng về thời kỳ cuối cùng thì việc tin vào điều đúng càng khó bội phần, hiểu ra nghĩa gốc càng bị số đông chê cười khinh miệt, người biết ý chuẩn xác sẽ càng hiếm hoi giữa thế gian, đến nỗi chính Chúa Jesus phải than thở như trong Lu-ca 18:8c
Bài viết ngắn này không hề quan trọng hóa chuyện giữ ngày tháng, hay ép ai gọi September cho đúng là tháng Bảy, mà chỉ khơi gợi sự quan tâm về ý nghĩa xác thật, nhân thời điểm Tháng BẢY lịch tuyển dân (Israel) nhắc ai yêu Chúa và tin Lời Ngài suy xét sự ứng nghiệm những lời tiên tri qua thực tế lịch sử. Hy vọng “dân sót” của Nước Trời giật mình nhận ra ý nghĩa sâu nhiệm ẩn tàng trong những thời điểm đặc biệt do chính Chúa truyền cho loài người đã bị đánh tráo như thế nào, để hiểu thêm "Sự mầu nhiệm Babylon Lớn” mà sớm ra khỏi nó…
Bạn nào chưa tin Kinh Thánh và không quan tâm “Babylon Lớn” là gì cứ bỏ qua nhé.
Anh chị em nào thực sự quan tâm hãy đọc kỹ lại những bài đã phân tích rõ để thấy sự lạ lùng trong Luật Pháp của Chúa, luôn để công khai trong phần NOTE (Ghi chú) của Facebook Tuan Le, cùng với rất nhiều posts và comments trên timeline (dòng thời gian) đã trình bày đầy đủ suốt từ 30/5/2014.
https://suygamloiducchuatroi1.blogspot.com/2018/07/tham-khao-25le-that-mua-le-hoi-thang.html
https://suygamloiducchuatroi1.blogspot.com/2018/07/tham-khao-26le-that-mua-le-hoi-thang.html
https://suygamloiducchuatroi1.blogspot.com/2018/07/tham-khao-43suy-gam-giua-ky-ai-le-thang.html
https://suygamloiducchuatroi1.blogspot.com/2018/07/tham-khao-45suy-gam-cuoi-ky-ai-le-thang.html
Chăn chiên trên cánh đồng ngoài thành Bết-lê-hem |
Máng cho chiên ăn uống tại Bết-lê-hem |
Giếng trong sân nhà Y-sai, cha Đa-vít tại Bết-lê-hem |
Bết-le-hem - "Nhà Bánh" |
Người Bết-lê-hem hát múa mừng Giáng Sinh quanh năm! |
"Church of Nativity" - Nhà thờ Giáng Sinh, truyền thống hay sự thật? |
Trích: Facebook Tuan Le posted 17/9/2015
https://www.facebook.com/notes/tuan-le/september-th%C3%A1ng-b%E1%BA%A3y/967724896583597/?fref=mentions