(Đây là Phần 2)
Bấm vào link này để xem từ đầu - Phần 1
V. CÁC BẰNG CHỨNG XÁC MINH CHO MÙA GIÁNG SINH THÁNG BẢY
Ngoài giá trị tuyệt đối trong từng câu chữ từ Luật Pháp Đức Chúa Trời do chính Ngài ban hành mà chúng ta đã thấy sự ứng nghiệm không thể chối cãi, vẫn còn những bằng cớ sau đây xác chứng cho thời điểm giáng sinh đúng của Con Đức Chúa Trời:
1. Bằng chứng sinh hoạt cộng đồng: mùa chăn gia súc
“Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở. Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên.” (Lu-ca 2:6-8)
Tất cả mọi nhà khoa học và những ai đã trải nghiệm hành trình thực tế thăm Bết-lê-hem đều biết rõ thời điểm cho việc chăn bầy như vậy không bao giờ có thể là mùa Đông, mà lý tưởng nhất là khoảng cuối mùa Hạ đến đầu mùa Thu, khi chiên có thể đi ăn ngoài những cánh đồng xa, ngày không quá nóng, mà trời vẫn còn khô ráo để có thể ở lại ngoài trời ngay trên đồng cỏ, không cần phải đi tìm chổ trú tránh lạnh ban đêm.
2. Bằng chứng chính trị xã hội: thời điểm tổng kiểm tra dân số
“Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga- li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đang có thai.” (Lu-ca 2:1-5)
Cuộc tổng điều tra như vậy dứt khoát không thể được thực hiện vào mùa Đông, khi nhiệt độ thường giảm xuống dưới đóng băng và đường sá trong tình trạng bùn lầy trơn trượt. Những cuộc hành trình dài hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cây số qua núi non, đồng hoang… giữa mùa mưa lạnh ngày ngắn đêm dài sẽ bất khả thi, đặc biệt với hầu hết dân đều đi bộ, có cả phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh nở!
Đó là chưa nói mùa vụ lương thực của đa số đất đai đế quốc La Mã phải gieo trồng vào mùa Đông khi có mưa. Nếu phải bỏ việc đồng áng đi xa dài ngày như vậy thì sẽ dẫn đến nạn đói và khó ttánh khỏi việc dân tình nổi loạn vì không thể chấp hành mệnh lệnh phi lý!
La Mã chẳng ngu dại mà ban chiếu chỉ tổng kiểm tra dân số, bắt toàn dân nháo nhào đi xa như vậy giữa mùa Đông rét mướt! Thực hiện điều này trong điều kiện như vậy sẽ là tự chuốc lấy thất bại và nguy hiểm cho chế độ.
Mùa lý tưởng nhất để ai nấy có thể yên tâm đi xa là sau khi gặt hái xong, đã tích trữ đủ lúa để làm bánh và hoa quả mang đi đường; mùa mưa mới chưa đến, đêm không giá lạnh để ngủ được ngoài trời, ngày không nắng nóng để đi đường thoải mái, chỉ có thể trong khoảng từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, trùng khớp với thời điểm tháng 7 lịch Do Thái, là tháng Chúa truyền cho dân Ngài “nghỉ hết mọi công việc xác thịt” và ra đường ở trong lều tạm, trở về nguyên quán, vui mừng thăm viếng nhau!
3. Bằng chứng lịch sử tôn giáo: Lịch phục vụ của Ban A-bi-a:
“Trong đời Hê-rốt, vua nước Giu-đê, có một thầy tế lễ, về ban A-bi-a, tên là Xa-cha-ri; vợ người là Ê-li-sa-bét, thuộc về chi phái A-rôn… Xa-cha-ri cứ theo thứ tự trong ban mình mà làm chức tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Khi đã bắt thăm theo lệ các thầy cả lập ra rồi, thì người được gọi vào nơi thánh của Chúa để dâng hương.” (Lu-ca 1:5,8)
Người không tin sự ứng nghiệm ngày Đại Lễ Chuộc Tội vào thời điểm giáng sinh của Chúa Jesus vẫn có thể suy luận ra thời gian GẦN ĐÚNG, nếu hiểu về thời điểm Giăng Báptít được sinh ra:
Tính toán lịch sử cho thấy những ngày thuộc lượt phục vụ của ban A-bi-a tương ứng là 13 – 16 tháng 6 năm đó (The Companion Bible , 1974, Appendix 179, Page 200): Đó là lúc Xa-cha-ri được báo tin rằng vợ của ông sẽ mang thai Giăng Báp-tít.
“Khi những ngày về phần việc mình đã trọn, người trở về nhà. Khỏi ít lâu, vợ người là Ê-li-sa-bét chịu thai” (Lu-ca 1:23-24)
Như vậy Giăng Báp-tít được thai dựng từ khoảng cuối tháng 6, nghĩa là ra đời sau đó khoảng "chín tháng mười ngày", nhằm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch, nhằm mùa Lễ Vượt Qua, khởi đầu mùa Xuân, tháng MỘT lịch Do Thái.
Lu-ca 1: 26 & 36 cho biết Ma-ri được báo tin có thai sau Ê-li-sa-bét SÁU THÁNG, tất nhiên là Chúa Jesus được sanh ra sau Giăng Báp-tít SÁU THÁNG, thời điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch, nhằm kỳ Đại Lễ Lều Tạm, khởi đầu mùa Thu, tháng BẢY kỳ lễ hội nhóm họp THÁNH, đón mừng NĂM MỚI theo lịch Do thái.
Về ý nghĩa thuộc linh, điều này cũng hết sức thú vị hoàn hảo: Giăng Báp-tít là người được Đức Chúa Trời sai đến để làm TIẾNG KÊU MỞ ĐẦU cảnh cáo ăn năn chuẩn bị chào đón Tin Mừng NƯỚC TRỜI, còn Chúa Jesus là người được Đức Chúa Trời sai đến để làm TIẾNG KÊU HOÀN TẤT mời gọi mở lòng tiếp nhận Tin Mừng NƯỚC TRỜI. Một kế hoạch đã được bố trí nhân sự chuẩn mực hoàn hảo cả đến tận ngày sinh trong những thời điểm mang ý nghĩa tương ứng!
4. Bằng chứng ngôn ngữ Kinh Thánh: Cách viết của Lu-ca và Phao-lô
“Khi KỲ HẠN ĐÃ ĐƯỢC TRỌN, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra DƯỚI LUẬT PHÁP (làm đúng y theo mọi qui đinh của luật pháp), để CHUỘC những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài” (Ga-la-ti 4: 4-5
(King James Version): “when THE FULLNESS OF THE TIME was come, God sent forth his Son, made of a woman, made UNDER THE LAW”
(New Living Translation): “when THE RIGHT TIME came, God sent his Son, born of a woman, SUBJECT TO THE LAW”
Đối chiếu với Luật Pháp Chúa truyền trong Lê-vi Ký 25:8-13:
“Ngươi cũng hãy tính BẢY TUẦN NĂM tức BẢY LẦN BẢY NĂM; thì giờ của bảy tuần năm nầy sẽ là bốn mươi chín năm; rồi đến ngày mồng mười tháng bảy, tức là ngày CHUỘC tội, các ngươi phải thổi kèn vang trong khắp xứ. Các ngươi phải làm cho năm thứ năm mươi nên thánh, và RAO TRUYỀN SỰ TỰ DO cho HẾT THẢY DÂN TRONG XỨ. Ấy sẽ là năm hân hỉ cho các ngươi; ai nấy đều được nhận lại cơ nghiệp mình, và AI NẤY ĐỀU TRỞ VỀ GIA QUYẾN MÌNH… Trong năm hân hỉ nầy, các sản nghiệp đều sẽ TRỞ VỀ NGUYÊN CHỦ.” (Lê-vi Ký 25:8-13)
KỲ HẠN nào là TRỌN VẸN nhất với Chúa nếu không phải là bảy lần bảy!
(tương tự, trọn vẹn cho người thì phải là số MƯỜI)
“Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại THÀNH ĐA-VÍT (nguyên quán Đấng Christ) đã sanh cho các ngươi một Đấng CỨU THẾ, là Christ, là Chúa." (Lu-ca 2: 10-11)
Ngài sai Con Trai mình làm người cứu thục = người bà con gần nhất có quyền chuộc lại sản nghiệp – (xem Lê-vi Ký 25:25 và Ru-tơ 4)
Tin vui mừng lớn này được báo trực tiếp đến chính những người chăn chiên phải canh bầy ngoài đồng, thường đó là những kẻ nghèo cực làm thuê vì không còn sở hữu sản nghiệp gì.
Lu-ca 2:21-43 chép BẢY LẦN việc Chúa Jesus làm trọn LUẬT PHÁP (hoặc lễ theo luật pháp). Cuộc đời Ngài không một việc gì mà không theo đúng y chuẩn lập trình của Chúa Cha (Giăng 5:19),
Vậy thì:
KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ CHÚA CHA LẠI ĐỂ NGÀY GIÁNG SINH CỦA CON NGÀI TÔN QUÝ - NGÀY TRỌNG ĐẠI NHẤT CHIA ĐÔI LỊCH SỬ - LẠI LÀ MỘT NGÀY KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH, KHÔNG ỨNG NGHIỆM NGÀY NÀO TRONG LUẬT PHÁP ĐỂ LÀM CHO TRỌN, HOẶC CHO PHÉP TÙY CHỌN VU VƠ THEO Ý NGƯỜI TA MUỐN, HUỐNG GÌ LÀ “ĂN THỪA” SINH NHẬT THẦN MẶT TRỜI, LÀ BA-ANH MÀ NGÀI GỚM GHIẾC, LUÔN NỔI GHEN VÌ DÂN NGÀI THÍCH THỜ NÓ!
5. Bằng chứng chính Chúa Jesus giài nghĩa “MỌI ĐIỀU trong Luật Pháp”
Chúa Jesus đã nói vô cùng rõ ràng, không thể phủ nhận được:
“Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là KINH THÁNH LÀM CHỨNG VỀ TA VẬY.” (Giăng 5:39)
“Đoạn, Ngài BẮT ĐẦU TỪ MÔI-SE rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài TRONG CẢ KINH THÁNH.” (Lu-ca 24:27)
“Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng MỌI SỰ ĐÃ CHÉP VỀ TA TRONG LUẬT PHÁP MÔI-SE, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên PHẢI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM. Bấy giờ Ngài MỞ TRÍ cho môn đồ được HIỂU KINH THÁNH.” (Lu-ca 24:44-45)
Vậy thì: KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ NGÀY TRỌNG ĐẠI NHẤT TRONG LUẬT PHÁP MÔI-SE LẠI KHÔNG LIÊN QUAN GÌ, CHẲNG ỨNG NGHIỆM GÌ VÀO SỰ KIỆN NÀO TRONG CUỘC ĐỜI CỦA CHÚA JESUS CẢ! TRONG KHI NGÀI KHẲNG ĐỊNH MỌI SỰ NGÀI LÀM ĐỀU “ĐÚNG GIỜ”, HUỐNG GÌ SINH RA LẠI KHÔNG “ĐÚNG NGÀY”???
“Về các lời tốt lành mà Ngài đã cậy miệng MÔI-SE, kẻ tôi tớ Ngài, phán ra, CHẲNG CÓ MỘT LỜI NÀO KHÔNG ỨNG NGHIỆM" (I Các Vua 8:56)
Vua Sa-lô-môn khẳng định như vậy chính trong ngày Cung Hiến Đền Thờ Jerusalem đúng trong kỳ Lễ tháng Ethanim (tháng Bảy), ngay thời điểm rước Hòm Giao Ước của Chúa vào an vị trong Nơi Chí Thánh mà Đa-vít sắm sẵn mọi sự để xây dựng. Sự kiện và thời điểm ấy mang tính tiên tri đầy chuẩn xác cho sự ứng nghiệm 1000 năm sau đó, chính Chúa ấn chứng bằng vinh quang như mây ngập tràn Đền Thờ Mới!
“Khi Sa-lô-môn cầu nguyện xong, lửa từ trời giáng xuống đốt của lễ thiêu và các hi sinh, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy trong đền. Những thầy tế lễ chẳng vào được trong đền của Đức Giê-hô-va, vì sự vinh quang Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền của Ngài. Hết thảy dân Y-sơ-ra-ên đều thấy lửa và sự vinh quang của Đức Giê-hô-va giáng xuống đền, bèn sấp mặt xuống đất trên nền lót, thờ lạy Đức Giê-hô-va và cảm tạ Ngài, mà rằng: Chúa là nhân từ, vì sự thương xót của Ngài còn đến đời đời! Bấy giờ vua và cả dân sự dâng những của lễ tại trước mặt Đức Giê-hô-va. Vua Sa-lô-môn dâng hai vạn hai ngàn con bò và mười hai vạn con chiên đực. Rồi vua và cả dân sự đều làm lễ khánh thành đền của Đức Chúa Trời. Những thầy tế lễ hầu việc theo chức phận mình; còn người Lê-vi thì cầm nhạc khí của Đức Giê-hô-va, mà vua Đa-vít đã sắm đặng ngợi khen Đức Giê-hô-va, khi người cậy chúng đặng ngợi khen Ngài, bởi vì lòng nhân từ Chúa còn đến đời đời. Những thầy tế lễ thổi kèn ở trước mặt chúng, và cả Y-sơ-ra-ên đều đứng…
Trong khi ấy, Sa-lô-môn và cả Y-sơ-ra-ên, đến từ miền về phía Ha-mát cho tới khe Ê-díp-tô, nhóm lại thành một hội rất đông đảo, đều dự lễ trong bảy ngày. Qua ngày thứ tám, người ta giữ lễ trọng thể, vì họ dự lễ khánh thành bàn thờ trong bảy ngày, và mừng lễ thường trong bảy ngày. Ngày hai mươi ba tháng bảy, người cho dân sự trở về trại mình, lòng đều vui vẻ và mừng rỡ, vì sự nhân từ mà Đức Giê-hô-va đã ban cho Đa-vít, cho Sa-lô-môn, và cho Y-sơ-ra-ên, là dân sự của Ngài.”
(II Sử Ký 7:1-10)
Giăng 7:2-9, 14 & 37 cho người đọc những ý nghĩa thuộc linh vô cùng sâu sắc và phước hạnh, mà chính anh em Ngài cũng không thể hiểu khi CHƯA CHỊU TIN Ngài. Đối với những người đó, dù là chung một nhà, thì NGÀY GIỜ CỦA NGÀI và NGÀY GIỜ LỄ HỘI của họ chẳng có ý nghĩa gì giống nhau, Ngài khẳng đinh: “Về các ngươi, thì giờ ĐƯỢC TIỆN LUÔN LUÔN. THẾ GIAN CHẲNG GHÉT CÁC NGƯƠI ĐƯỢC; nhưng ghét ta, vì ta làm chứng nầy về họ rằng CÔNG VIỆC HỌ LÀ ÁC.” (Giăng 7:6-7)
Rất nhiều người làm ra vẻ thuộc linh, nghe những điều này thì phán rằng: “Ngày nào cũng được, miễn tiện thì thôi, cả thế gian chấp nhận ngày 25/12 rồi thì mình hòa đồng cho vui thôi, Chúa xét trong lòng chứ bề ngoài sao cũng được mà!”
Đúng là Chúa Jesus biết trước hầu hết Cơ-đốc nhân ngày nay sẽ nghĩ thế, nên Ngài đã nói Giăng 7:6-7 thật thâm thúy cho chính anh em mình, mà hình như chẳng mục sư nào chịu giảng, cũng như chẳng thấy ai dạy gì cho tin đồ về kỳ Lễ Lều Tạm, về ngày Đại Lễ Chuộc Tội (dù giáo hội Việt Nam suốt thế kỷ qua chỉ trân trọng dùng chữ “ĐẠI LỄ” riêng cho MỘT NGÀY ĐÓ trong cả Kinh Thánh - xem tiêu đề Lê-vi Ký 16 trong Bản Truyền Thống vẫn chính thức được sử dụng và rất yêu quý ngay từ những ngày đầu tiếp nhận Đạo Chúa đến nay!
Thật không hề ngẫu nhiên mà mùa Đông sau đó, đúng ngày 25 của tháng Kislev (thời điểm tháng 12 dương lịch), Chúa Jesus “đi dạo” dưới hiên cửa Sa-lô-môn…
“Tại thành Giê-ru-sa-lem có giữ lễ Khánh Thành đền thờ (Chanukah / Hanukka). Bấy giờ là mùa Đông; Đức Chúa Jêsus đi dạo trong đền thờ, dưới hiên cửa Sa-lô-môn. Người Giu-đa nhóm xung quanh Ngài mà nói rằng: Thầy để chúng tôi nghĩ vơ vẫn mãi cho đến khi nào? Nếu thầy là Đấng Christ, hãy nói rõ cho chúng tôi. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta đã bảo các ngươi, mà các ngươi không tin; những việc ta nhân danh Cha ta mà làm đều làm chứng cho ta. Nhưng các ngươi không tin ta, vì các ngươi chẳng phải là chiên của ta.”
(Giăng 10:22-26)
Chúa Jesus đã chọn một địa danh và một thời điểm vô cùng hàm súc để nói với những con người tôn giáo mãi “nghĩ vẩn vơ” đang khi nô nức đi dự lễ trong đền thờ của họ, rằng “các ngươi chẳng phải là chiên của ta”.
(Điều vô cùng thú vị là đêm hoàn thành Lễ Hanukka năm nay (2014), tức là lúc thắp đủ 9 ngọn nến, sẽ rơi đúng vào đêm 24/12/2014 dương lịch!!! Chi tiết đáng suy gẫm là chân đèn chuẩn của Chúa cho mẫu gốc chỉ có 7 ngọn, nhưng từ khi dùng cho lễ Hanukka (ngày 25 tháng 12/Kislev Do Thái) năm 167 BC – người ta đã chế thêm 2 ngọn nữa thành 9 ngọn, trong đó luôn có một ngọn vượt trội để “làm chủ” chuyền lửa cho 8 ngọn “chầu hai bên”, mỗi ngày châm thêm một ngọn)
6. Bằng chứng tôn giáo tín ngưỡng: “Rằm Tháng Bảy” và “Noel”
Lê-vi Ký 23:24-36
“Ngày MỒNG MỘT THÁNG BẢY, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy. Chớ làm một công việc xác thịt nào; phải dâng các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va.
Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; hãy ép tâm hồn mình và dâng cho Đức Giê-hô-va các của lễ dùng lửa dâng lên. Ngày đó chẳng nên làm công việc nào, vì là ngày chuộc tội, trong ngày đó phải làm lễ chuộc tội cho các ngươi trước mặt Giê-hô-va, Đức Chúa Trời mình. Trong ngày đó, hễ ai không ép tâm hồn mình, sẽ bị truất khỏi dân sự mình. Và hễ ai làm một công việc gì, thì ta sẽ diệt họ khỏi dân sự mình. Các ngươi chẳng nên làm công việc chi hết, ấy là một lệ định đời đời cho dòng dõi các ngươi, mặc dầu ở nơi nào. Ấy sẽ là một lễ sa-bát, một ngày nghỉ cho các ngươi; các ngươi phải ép tâm hồn mình.
Ngày mồng chín tháng đó, các ngươi phải giữ lễ sa-bát mình, từ chiều nay đến chiều mai.
Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giê-hô-va. Ngày thứ nhất sẽ có sự nhóm hiệp thánh, các ngươi chẳng nên làm một công việc xác thịt nào. Trong bảy ngày phải dâng các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va; qua ngày thứ tám, các ngươi có một sự nhóm hiệp thánh nữa, cũng dâng của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy sẽ là một hội trọng thể; chớ nên làm một công việc xác thịt nào hết.”
Những chữ được nhấn đi nhấn lại rất nhiều lần ấy có gợi lên trong Cơ-đốc nhân điều gì không? Nếu mời một người Á Đông (đặc biệt là Hoa, Việt, theo Phật giáo hoặc tín ngưỡng thờ cúng truyền thống) đọc khúc kinh Thánh ấy, họ thấy như đang nghe điều quen quen hay mới lạ trong tín ngưỡng truyền thống của họ?
Có phải ngẫu nhiên không, khi nếu muốn ÉP XÁC chay tịnh “tích đức”, thì dân ta thực hiện vào tháng nào? Nếu không liên tục được cả tháng thì ăn chay cầu kinh ngày nào? Tháng mấy cầu cúng cho “cô hồn”, “xá tội vong nhân”, “Vu Lan báo hiếu”?? Mồng Một / Rằm tháng Bảy người ta ùn ùn kéo nhau ra đường đến đâu làm gì? Có đốt gì dâng hương thơm cho ai không? Có dùng lửa gửi đồ gì cho ai không? Có kiêng làm việc “xác thịt” không, dù là giao dịch nhà đất, mua bán xe cộ, ký kết hợp đồng?
Dù dân của Chúa không biết, bỏ qua thì vẫn luôn có kẻ không ngừng nghỉ giành những ngày đó về cho mình, để ngay cả khi Cơ-đốc nhân vừa nghe nói về ngày đó, thì sẽ nhún vai: “Ngày này là của phía bên kia mà?!!”
Còn Phương Tây, hầu hết là những nước tin Chúa, có ai để ý cứ đến tháng Bảy là các thành phố vắng tanh, gia đình bà con bạn bè kéo nhau bỏ nhà đi cắm trại hoặc lên núi hoặc ra bãi biẻn, ngủ trong lều và vui chơi ăn uống hội hè...?
“Đến ngày rằm tháng bảy, khi các ngươi đã thâu-hoạch thổ sản mình rồi, hãy giữ một lễ cho Đức Giê-hô-va trong bảy ngày. Bữa thứ nhất sẽ là ngày nghỉ, và bữa thứ tám cũng sẽ là ngày nghỉ. Bữa thứ nhất, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm, và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi. Mỗi năm, vào tháng bảy, các ngươi phải giữ lễ nầy cho Đức Giê-hô-va như vậy trong bảy ngày. Ấy là một lệ định đời đời cho dòng dõi các ngươi. Hết thảy ai sanh trong dòng Y-sơ-ra-ên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày, hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, ta cho họ ở trong những trại: Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi.” (Lê-vi Ký 23:39-43)
Dù lâu nay không để ý, chắc chắn đọc xong những câu này, không ai có thể nói đó chỉ là ngẫu nhiên! Mình có ngọc quý Cha cho mà không biết giá trị, cứ tưởng là bi ve đem chơi tùy hứng, thì chắc chắn mất ngay về tay kẻ sành sỏi đánh tráo, vừa lấy của mình làm của nó vừa cười vào mặt cà nhà mình thôi!
Vì sao rõ ràng như vậy mà giáo hội bao nhiêu thế kỷ không nhận ra? Đã có sự can thiệp của một bàn tay tàn độc bẻ cong luật pháp về các kỳ lễ Chúa định, bức hại các Thánh, và lừa ép giáo hội tuân theo sắc lệnh của mình!
“Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những THỜI KỲ và LUẬT PHÁP; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ” (Đa-ni-ên 7:25)
(New Living Translation): “He will defy the Most High and oppress the holy people of the Most High. He will try to change their sacred festivals and laws, and they will be placed under his control for a time, times, and half a time.”
(Holman Christian Standard Bible): “He will speak words against the Most High and oppress the holy ones of the Most High. He will intend to change religious festivals and laws, and the holy ones will be handed over to him for a time, times, and half a time.”
Đây chính là lý do vì sao Chúa Jesus tha thiết nhắc nhở môn đồ Ngài phải đọc kỹ, để ý chi tiết đã được tiên tri Đa-ni-ên báo trước, là nguyên nhân kéo dài dòng thời gian bội đạo và Lẽ Thật bị thay thế bởi lẽ giả của kẻ ngồi làm vua trên ngai giáo hội có quyền làm khổ và giết các Thánh! Hội Thánh thật của Ngài phải có khả năng nhận ra sự thật là điều mầu nhiệm kín giấu này để RA KHỎI BA-BY-LÔN LỚN kịp thời (Khải Huyền 17-18), để khẩn xin ngày ấy không đến nhằm Sa-bát hay “lúc mùa Đông”!
“Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói (ai đọc phải để ý), thì ai ở trong xứ Giu-đê hãy trốn lên núi; ai ở trên mái nhà, đừng xuống chuyên của cải trong nhà; và ai ở ngoài ruộng, đừng trở về lấy áo mình. Đang lúc đó, khốn khó thay cho đàn bà có mang, và đàn bà cho con bú!
Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc MÙA ĐÔNG hay là NGÀY SA-BÁT” (Ma-thi-ơ 24:14-20)
Vì thiếu hiểu biết Kinh Thánh, nhiều tân tín hữu La Mã tin Chúa theo đám đông đã giữ lại “Sinh nhật” Thần Mặt Trời 25 tháng 12 mà họ đã quen là tuyền thống với đủ thứ trò vui lễ hội mùa Đông, chỉ đổi tên gọi nó là mừng Giáng Sinh của Jesus Christ, đẩy Ngài vào thế “ĂN THEO” SINH NHẬT THẦN MẶT TRỜI, LÀ BA-ANH MÀ NGÀI GỚM GHIẾC!
Bộ Tự điển bách khoa toàn thư Anh – kho tri thức hàng đầu của nhân loại trong lịch sử viết rõ ràng:
"The [church] Fathers of the 2nd and 3rd centuries, such as Clement of Alexandria, Origen, and Epiphanius, contended that Christmas was a copy of a pagan celebration"
= "Các Giáo Phụ của thế kỷ thứ 2 và thứ 3, chẳng hạn như Clement ở Alexandria, Origen, và Epiphanius, phản biện chắc rằng Lễ Giáng sinh là một bản sao của một lễ kỷ niệm ngoại đạo"
(The Encyclopaedia Britannica - 15th edition, Macropaedia, Vol. 4, p. 499, "Christianity").
William Shepard Walsh (1854-1919), tác giả nghiên cứu phong tục Giáng Sinh và nhiều tư liệu nổi tiếng đã nói thẳng:
= "The important fact then which I have asked you to get clearly into your head is that the fixing of the date as December 25th was a compromise with paganism"
= "Vậy, sự thật quan trọng mà tôi yêu cầu quý vị thừa nhận rõ ràng trong đầu của quý vị là việc ấn định chọn ngày 25 tháng 12 đã là một sự thỏa hiệp với ngoại giáo"
(William Walsh - The Story of Santa Klaus , 1970, p. 62).
Có một chi tiết vô cùng thú vị trong Kinh Thánh, khi đối chiếu 2 phân đoạn sau đây về thân phận ông Vua Giu-đa cuối cùng dưới trướng VUA BA-BY-LÔN:
II Các Vua 25:27-30
“Năm thứ ba mươi bảy từ khi Giê-hô-gia-kin, vua Giu-đa, phải giam, ngày hai mươi bảy tháng mười hai, Ê-vinh-mê-rô-đác, vua Ba-by-lôn, năm đầu tức vị, tha cho Giê-hô-gia-kin, vua Giu-đa, ra khỏi ngục. Người nói với Giê-hô-gia-kin lời hòa nhã, và đặt ngôi người cao hơn ngôi các vua đồng với người tại Ba-by-lôn. Người biểu lột áo tù của Giê-hô-gia-kin, và cho người ăn đồng bàn với mình trọn đời người. Lại trọn đời người, vua hằng ngày lo phù cấp lương thực cho người.”
Giê-rê-mi 52:31-34
“Năm thứ ba mươi bảy, sau khi vua Giu-đa là Giê-hô-gia-kin bị bắt, tức là năm đầu vua Ba-by-lôn là Ê-vinh-Mê-rô-đác mới lên ngôi, ngày hai mươi lăm tháng mười hai, vua nầy trả lại chức vua cho Giê-hô-gia-kin vua Giu-đa, và đem ra khỏi ngục; lấy lời lành nói với, và lập ngôi người cao hơn ngôi các vua cùng ở với mình tại Ba-by-lôn. Lại sai đổi áo tù, Giê-hô-gia-kin được ngồi bàn với vua trọn đời mình. Giê-hô-gia-kin còn sống bao lâu, thì vua Ba-by-lôn ban đồ cần dùng hằng ngày cho mãi, trọn đời người.”
Hãy thành thật với Chúa, xem lâu nay mình có hiểu những điều này có ý nghĩa gì không? Tên các vua này có nghĩa là gì? “Vua dân Giu-đa” là tước hiệu sau này ai viết để sỉ nhục ai? Sự biệt đãi “Ngôi Vua cao hơn ngôi các vua” này có phải là phục hồi địa vị thật để cai trị dân nước mình, hay chỉ là con bài chính trị độc đáo trong một bàn cờ chen chúc với nhiều vua khác đều bị Vua Babylon – chúa đời này bắt làm con cờ mị dân chư hầu?
Vua Giu-đa bù nhìn này được xây dựng trên quyền lực nào, ăn mặc đồ ai ban cho, có giống tấm gương Đa-ni-ên và ba bạn ngày xưa không? Vì sao khải tượng Ba-by-lôn lớn chiếm đến 3 chương 17-18-19 trong Khải Huyền, và đó lại là “SỰ MẦU NHIỆM” mà Chúa chỉ cho sứ đồ Ngài thấy trong thời kỳ cuối cùng, “tôi thấy mà lấy làm lạ lắm!” (Khải Huyền 17:5-6)
“Tôi lại nghe một tiếng khác từ trên trời đến rằng: Hỡi dân ta; hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng!” (Khải Huyền 18:4)
Và, mọi lãnh đạo giáo hội sẽ phải cố giả ngơ trọng án này: Ai đã thò tay SỬA NGÀY 25/12 THÀNH 27/12 cuối sách Các Vua, để người đọc KHỎI NHẬN RA ĐÚNG NGÀY THÁNG “SINH NHẬT MỚI” của VUA GIU-ĐA do VUA BA-BY-LÔN chọn, mà 700 năm sau VUA LA MÃ chọn dùng lại, ép lấy làm SINH NHẬT “VUA GIU-ĐA” JESUS!!??
Họ không ngờ rằng Đấng Toàn Tri đã CHO GIỮ LẠI “PHẦN LỊCH SỬ” cuối sách Giê-rê-mi để làm BẰNG CHỨNG ĐỐI CHIẾU VÀ SUY GẪM Ý NGHĨA TIÊN TRI THẬT QUÁ ĐỖI SÂU SẮC!!!
ĐẤNG TOÀN TRI THẬT ĐÃ BIẾT TRƯỚC VÀ QUAN PHÒNG HẾT TẤT CẢ MỌI ĐIỀU!
7. Bằng chứng cá nhân: phép lạ cặp theo lời giảng để ấn chứng:
Sự ấn chứng đã xảy ra tức thì và lần lượt, liên tục suốt những lần công bố Lẽ Thật về Đại Lễ Chuộc Tội và ngày Chúa Jesus Giáng Sinh, trong các buổi chia sẻ tập thể và cá nhân suốt tháng 12/2013.
Chúa đã dự bị cách vô cùng bất ngờ đủ 7 (chính xác BẢY) trường hợp anh chị em có trường hợp anh chị em có chồng/người yêu/cha/cha chồng đều có sinh nhật ĐÚNG VÀO NGÀY 10/7, khi chính anh chị em đó đối diện với câu tôi hỏi “có biết ngày sinh của chồng/người mình yêu không?” (tôi hoàn toàn không hề biết sinh nhật ai cả, thậm chí còn không dám tin điều ấn chứng/tiên tri được diễn ra tức thời ngay trước mắt mình, cho đến khi nhìn rõ ngày sinh ghi trong Chứng Minh Nhân Dân/Hộ Khẩu của thân nhân người được hỏi!).
Trường hợp thứ 7 còn lạ lùng hơn vô cùng vì sinh nhật của vị mục sư (chồng của người được hỏi - đã hầu việc Chúa trên 50 năm) chính xác là ngày khai mạc Lễ Lều Tạm: Ngày Rằm 15 tháng Bảy đúng trong lịch Do Thái của năm mà người đó sinh ra!!! Lời chứng đó đã được mạnh mẽ khẳng định và yêu cầu ghi hình công bố trên Youtube - chính là Ba yêu quý của tôi!
Điều vô cùng lý thú là TẤT CẢ mọi trường hợp sinh ngày 10/7 đó ĐỀU LÀ NAM (chồng, người yêu, cha), nếu có 1 vị nữ nào chắc cũng sẽ khó nghĩ lắm đây!...
Một lần nữa, hãy xem Chúa chúng ta thật Một lần nữa, hãy xem Chúa chúng ta thật chu đáo tuyệt vời và ý nhị biết dường bao!
Để tôn kính ý Cha ấn chứng cách mầu nhiệm theo ân sủng vô lượng Chúa đã ban riêng, và để tôn trọng sự riêng tư của quý cụ/ông/anh liên quan, tôi không kể tên các người ấy ra đây trên chế độ public, nhưng mạnh mẽ tuyên xưng trước mặt Chúa rằng việc này là sự thật 100%, có những người làm chứng khác nhau mỗi lần chứng kiến tại chỗ đều hoàn toàn bất ngờ kinh ngạc. Ai tôn trọng công việc của Chúa và thật lòng muốn biết Lẽ Thật sẽ được đáp ứng khi tiếp xúc cá nhân với người thật có CMND rõ ràng.
LỜI NÀI XIN:
Lễ Lều Tạm có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đến nỗi nó trở nên có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đến nỗi nó trở nên hình ảnh thờ phượng chuẩn được tiên tri trong sự thờ phượng của tương lai. Ai cho rằng “mấy ngày lễ này chỉ là chuyện riêng của dân Israel, bây giờ bỏ rồi” thì hãy đọc lại Xa-cha-ri 14:16-19:
“Xảy ra hết thảy những kẻ nào còn sót lại trong mọi nước lên đánh Giê-ru-sa-lem, sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giê-hô-va vạn quân, và GIỮ LỄ LỀU TẠM. Trong những họ hàng trên đất, kẻ nào đã chẳng lên Giê-ru-sa-lem đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giê-hô-va vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó. Nếu họ hàng Ê-díp-tô không lên và không đến đó, thì mưa cũng không xuống trên chúng nó; và chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Đức Giê-hô-va đã dùng phạt các nước không lên GIỮ LỄ LỀU TẠM. Ấy hình phạt của Ê-díp-tô và hình phạt của các nước chẳng lên GIỮ LỄ LỀU TẠM sẽ là như vậy”
Cơn mưa phước hạnh Thánh Linh Ngài đang tuôn đổ hay chỗ chúng ta đang khô hạn?
Tôi ước ao được luôn nói như Đa-vít:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài.
Tôi lấy môi thuật lại Các mạng lịnh miệng Chúa phán ra.
Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm.
Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối của Chúa.
Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa.
Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa.
XIN CHÚA MỞ MẮT TÔI, ĐỂ TÔI THẤY SỰ LẠ LÙNG TRONG LUẬT PHÁP CỦA CHÚA"
(Thi Thiên 119: 12 -- 18)
Có ai nữa cũng muốn nói như vậy, để LỜI Chúa thực sự làm cho chúng ta được sống, và sống phong phú?
Có khi nào bạn thắc mắc: “Sao Tháng BẢY có các lễ quan trọng nhất trong Luật Pháp Chúa như vậy mà chẳng nghe giảng bao giờ?” Sao mình chỉ nghe Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần, mà không nghe ai phân tích về Tháng BẢY với Lễ Thổi Kèn, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm có Ý NGHĨA gì, và ỨNG NGHIỆM gì trong Chúa Jesus?”
Thế thì hôm nay bạn đã được NGHE KỸ rồi đấy!
Nguyện Chúa ban phước cho bạn vì đã bỏ thì giờ tìm hiểu Luật Pháp Ngài. Bây giờ, xin bạn hãy tạ ơn Cha xin Thánh Linh Ngài dẫn vào Lẽ Thật khi đọc lại một lần nữa với chính cuốn Kinh Thánh của chính mình.
Trong Danh Tôn Qúy Jesus Christ – Đấng đã đến hoàn thành mọi ý nghĩa ngày Yom Kippur 10/7 và sẽ còn sớm trở lại để hoàn thành lời hứa vĩ đại sau cùng của Ngài!...
Chú thích riêng cho ai muốn tìm hiểu kỹ về ý nghĩa tự căn của kỳ Lễ Lều Tạm:
Đức Chúa Trời truyền dạy về Lễ này lần đầu tiên với tên gọi nguyên thủy và qui ước thời điểm trong Xuất Ê-díp-tô Ký 23:16 như sau:
Ý nghĩa tự căn của tên gọi LỄ LỀU TẠM (source: biblehub.com):
(“ha•'a•sif” = “thâu góp, nhóm hiệp lại” (tiếng Anh dịch là Ingathering " הָֽאָסִף֙ §
theo tự nguyên “asaph” (Strong’s 622) có các nghĩa sau:
again (1), all together (1), amassed (1), assemble (9), assembled (12), assembling (1), attached (1), bring (1), brought (2), brought together (1), collect (1), collected (2), collects (1), cure (4), destroy (1), disappear (1), drew (1), garner (1), gather (33), gathered (81), gathering (1), gathers (3), lose (3), pick (1), put (1), put them all together (1), reaper (1), rear guard (5), received (2), returned (1), surely assemble (1), surely gathered (1), take (3), take my away (1), take away (2), taken away (5), took (1), victims (1), wane (1), withdraw (3), withdrawn (1), withdraws (1), withdrew (1)
Ý nghĩa tự căn của thời điểm LỄ LỀU TẠM:
“bə•ṣêṯ” = “đi ra khỏi” (tiếng Anh dịch là “at the end” בְּצֵ֣את §
theo tự nguyên “yatsa” (Strong’s 3318) có các nghĩa sau:
any time goes beyond (1), appeared (1), become known (1), beyond* (1), born* (3), breaks (1), bring (58), bring forth (12), bringing (6), brings (6), brings forth (5), brought (121), brought me forth (2), brought our forth (1), brought about (1), brought forth (6), bulges (1), came (97), came forth (7), came forward (2), carried (1), carried away (1), carry (5), clear (1), come (53), come forth (14), come forward (1), comes (17), comes forth (4), coming (12), coming forth (2), defamed* (1), defames* (1), depart (3), departed (12), departing (1), departs (1), departure (1), descendants (2), do (1), draw (1), drawn (1), end (1), entered (1), escape (3), escaped (2), exacted (1), exiled* (1), exported (2), expressed (1), extract (1), falls (1), fell (5), flashing (1), flee away (1), flew here (1), flow (2), flowed (1), flowing (1), flowing forth (1), flows (1), gave (1), get (7), go (138), go forth (32), go free (1), go off (1), go outside (2), go straight (1), goes (10), goes forth (9), going (20), going forth (8), gone (23), gone forth (10), grow (1), grows (1), hardly* (1), has (3), imported* (2), indeed go (1), issue (2), issued (2), issues (1), laid (1), lay (1), lead (1), lead forth (1), leads (1), leads forth (1), leave (2), leave* (2), leaves (2), led (2), left (4), loses (1), loss (1), march forward (1), originate (1), paid (1), passing (1), pluck (1), prematurely (1), proceed (4), proceeded (11), proceeds (1), produces (3), projecting (3), promised* (1), publicly (2), pull (1), pursuit (1), put away (2), put forth (1), reach (1), released (1), reported (1), revert (3), reverts (2), risen (1), rises (1), rising (1), said* (1), sank (1), send (1), sent (2), set (2), set* (1), spread (3), spreads (1), spring (1), started (1), surely come (1), surely go (1), take (6), taken (1), took (9), upheld (1), went (176), went forth (11), went forward (1), went through (1).said* (1), sank (1), send (1), sent (2), set (2), set* (1), spread (3), spreads (1), spring (1), started (1), surely come (1), surely go (1), take (6), taken (1), took (9), upheld (1), went (176), went forth (11), went forward (1), went through (1).
---------------
Trích: Facebook Tuan Le posted 17/7/2014