Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Tham khảo (97)_CÂU KINH THÁNH BỊ CẠO SỬA MA-THI-Ơ 28:19




Theo Ma-thi-ơ 28:19 "Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh ĐỨC CHÚA CHA, ĐỨC CHÚA CON và ĐỨC THÁNH LINH làm BÁP-TEM cho họ."

* Khi đọc trong nguyên ngữ tiếng Hy lạp, cộng thêm việc có nhiều học giả tin rằng sách Ma-thi-ơ được viết cho người Do thái, từ đó họ cho rằng nguyên ngữ Hy lạp là vô lý. Theo người ta tin, sách Ma-thi-ơ được viết bằng tiếng A-ram sau đó dịch ra tiếng Hy lạp. Tuy nhiên không loại trừ khả năng sách Ma-thi-ơ viết cho cộng đồng Do thái nhưng nói tiếng Hy lạp và sử dụng bản 70, bản này do 70 Rabi Do thái ở thành Alexandria dịch Kinh Thánh Cựu ước từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy lạp là tiếng phổ thông dùng đương thời của Chúa Jesus. Hội thánh đầu tiên dùng bản đó, nếu để ý sẽ thấy trong bài giảng của Ê tiên có nhiều tiểu tiết chứng tỏ các sứ đồ trong Hội thánh đầu tiên đã sử dụng bản 70. Những chi tiết trong bản 70 khi so sánh sẽ thấy LỆCH so với bản Cựu ước, thí dụ: trong bài giảng của Ê-tiên khi nói về số người đi xuống Ai cập được ghi là 75, trong khi ở Sáng-thế-ký thì ghi là 70!!??

* Giáo lý để phân định Đức Chúa Trời gồm có Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh manh nha xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ hai, chính thức về văn bản thì đến năm 325, nhưng khẳng định về ngôi 3 Thánh thần Holy Spirit thì đến tận năm 381 giáo hội nghị Chalcedon. Để công nhận toàn cầu thì tận thế kỷ thứ 9 gần cả ngàn năm sau Chúa Jesus. Vậy điều này là như thế nào??

- Năm 325 giáo hội nghị đầu tiên, Hoàng đế La mã Constantine thống nhất tín điều nhằm không để đất nước bị chia rẽ về vấn đề tôn giáo. 

- Khi họp thì có sự tranh chấp lớn giữa các nhóm về việc Chúa Jesus là ai, bản chất của Chúa Jesus là gì. Hoàng đế La mã nói ta không biết gì, nhưng ý của Hoàng đế La mã thì khẳng định Chúa Jesus chính là Đức Chúa Trời. Từ đó sinh ra hệ lụy làm người ta nghĩ rằng đâu phải chỉ có một Đức Chúa Trời, sau đó nảy sinh vấn đề Thánh Linh, Thánh thần... Từ đó phát sinh ra giáo lý 3 ngôi, nhưng thật ra giáo lý 3 ngôi đã xuất hiện trước đó rất lâu. Giống như Việt nam có nền văn hiến 4 ngàn năm thì Ấn độ là 7 ngàn năm. Đó cũng không phải là nguyên thủy, thật ra nguyên thủy của nó là văn hóa Babylon.

- Người ta thường nói năm 325 là năm đánh dấu việc Cơ đốc hóa La mã, nhưng thật ra nếu xem kỹ Kinh thánh và đối chiếu với những giáo lý xuất hiện trong năm đó thì sẽ thấy đó là năm La mã hóa Cơ đốc giáo. Gốc cội của nó là việc cạo sửa ngày trong Kinh thánh. Đây là tội đại ác và là điều kinh khủng trước mặt Đức Chúa Trời!

- Cho đến ngày hôm nay trừ các cuộn từ Biển Chết chưa được công bố kỹ lưỡng và đầy đủ (được phát hiện năm 1947-1948), thì bộ Kinh thánh được gọi là đầy đủ nhất đó là bộ Codex Sinaiticus tìm được trong tu viện  Santa Caterina, ngay chân núi Si-nai. Đây là bộ xưa nhất, dầu chỉ được sao chép lại thôi vào năm 325, nhưng đây là bộ Kinh thánh được xem như bản gốc. Theo như được ghi lại, được biết Hoàng đế Constantine đã cho viết lại bằng tay trên giấy da tốt nhất 50 cuốn. Bây giờ còn lại 4 cuốn trong đó cuốn Codex Sinaiticus xưa nhất, kế đến là Codex Vaticanus, Codex Britannicus và Codex Alexandrianus. Có sự khác biệt rất nhiều giữa các cuốn đó, cuốn được tín nhiệm nhất là Codex Sinaiticus, trong đó 4 triệu ký tự thì có 23 ngàn ký tự đã bị cạo sửa tẩy xóa, nhưng không biết là sửa cho đúng hay cho sai so với bản gốc trước đó, vì không tìm thấy bất kỳ bản gốc nào trước đó để đối chiếu cả. Đây là việc RẤT ĐÁNG ĐỂ LƯU Ý.

**  Bằng cớ ngoại chứng Trong giáo hội nghị 325, vị lãnh tụ được tôn kính nhất về tri thức, xem như là người quản thủ thư viện thành Cesarea tên là Eusebius. Eusebius quản lý khoảng 30 ngàn các văn kiện Cơ đốc, là người uyên bác viết rất nhiều thư tín gởi cho nhiều Hội thánh khắp nơi với tư cách như một giám mục. Người ta tìm thấy khoảng gần 20 lần ông đã trích dẫn câu Chúa Jesus nói trong Ma-thi-ơ 28:19 “Vậy hãy đi khiến muôn dân, hãy nhơn danh Ta,.. Ta và Ta... Trước đó cũng vậy, cũng Ta... Ta...” Nhưng sau thời điểm năm 325, đột nhiên có hai lần thay đổi khi viết các câu đó: “Hãy làm phép Báp-tem nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh...” Và “Danh” vẫn không sửa, vẫn là số ít như “Danh Ta” trước đây. 

Những anh chị em tin theo thuyết 3 ngôi giải thích đây là sự mầu nhiệm, vì một Danh mà 3 vị!!?? Nếu nói thế, thì Danh 3 ngôi là Danh gì? Cha có Danh không, Danh Cha là gì? có phải là Giê hô-va!
Con có Danh không, Danh Con là gì? có phải là Jesus!

Thế thì Thánh Linh có Danh không? hoàn toàn không! Thánh linh là danh từ chung nhưng do tôn kính vì là Linh Cha nên viết hoa mà thôi. Phải hiểu rằng viết hoa hay thường là vô nghĩa vì trong ngôn ngữ Hy Lạp tận đến thế kỷ thứ 9 toàn bộ viết IN HOA hết, viết rất trang trọng dù là viết bằng tay, chỉ sau này mới có việc phân biệt hoa và thường. Nên nếu vì viết hoa mà hiểu nghĩa là Đức Chúa Trời, còn do viết thường nên hiểu nghĩa là thần thì thật buồn cười! 

**  Bằng cớ nội chứng: Là những bằng chứng trong Kinh Thánh, khi Hội thánh đầu tiên bao gồm Phi-e-rơ, Phao-lô, Phi-lip, Giăng... làm Báp-tem cho người mới tin họ đều “nhơn danh Chúa Jesus chịu Báp tem, rồi sẽ được ban cho Thánh Linh”.

- Hãy nghe lời của Phi-e-rơ là người từng ở cận kề với Thầy mình đã giảng dạy phải NHÂN DANH AI để làm Báp-tem nước nhé:

"Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối-cải, ai nấy phải NHÂN DANH ĐỨC CHÚA JESUS MÀ CHỊU PHÉP BÁP-TEM, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban-cho Đức Thánh-Linh." (Công-vụ 2:38)

- Hãy xem những người ở Sa-ma-ri đã NHÂN DANH AI để nhận Báp-tem:

"... họ chỉ nhân danh Đức Chúa Jêsus mà chịu phép báp-têm thôi." (Công-vụ 8:16)

- Công-vụ 8:36 chép lại về việc sau khi Phi-líp đã giải nghĩa Ê-sai 53 cho hoạn quan Ê-thi-ô-bi xong, hoạn quan ngõ ý muốn nhận Báp-tem nước từ nơi  Phi-líp. Thế nhưng câu 37 ở đâu??? Nếu xem kỹ sẽ thấy câu 37 nằm ở dưới phần phụ note nhỏ xíu dưới cùng của Kinh thánh giấy (một vài bản online không có câu 37, một vài bản câu 37 nằm ẩn trong mục ... Vì sao như vậy? và đó là câu gì?

Phi-líp nói: Nếu ông HẾT LÒNG TIN, điều đó có thể được". Hoạn quan trả lời: "Tôi tin Đức Chúa Jesus Christ là CON Đức Chúa Trời." 

Ngay sau đó là câu 38: "Ông bảo dừng xe lại, rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm Báp-tem cho hoạn quan." 

Câu 37 có phải chăng là câu hỏi mà Phi-líp dùng để kiểm tra đức tin của hoạn quan Ê-thi-ô-bi trước khi làm Báp-tem nước chăng? Và câu 38 là câu trả lời của hoạn quan. Do vì hoạn quan trả lời đúng hay sai mà được Phi-líp mang xuống nước để làm Báp-tem? Và câu hoạn quan trả lời đó là ông tin Đức Chúa Trời có ba ngôi hay rằng ông tin Jesus Christ là CON Đức Chúa Trời? 

- Hãy xem Phi-e-rơ đã NHÂN DANH AI để làm Báp-tem nước cho gia đình Cọt-nây ở thành Sê-sa-rê:

"Người lại truyền làm phép BÁP-TÊM cho họ NHÂN DANH ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST" (Công-vụ 10:48)

Phi-líp là người dẫy đầy Thánh Linh, Phi-e-rơ và Giăng là những người đầy ơn và sự xức dầu, thế nhưng sao họ "làm ngược" lời của Thầy mình dặn trong Ma-thi-ơ 28:19 vậy??? Trong khi họ là những người sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho Chúa Jesus, mà sao lại dạy phản ngược Lời Thầy dạy thế??? Nếu Phi-líp, Phi-e-rơ, Giăng sống trong thời đại ngày nay, liệu rằng những người này có bị giáo hội dứt phép thông công vì tội theo "tà giáo" không nhỉ??? 

- Điều cần nhớ rằng, đây là những người đầy Linh và Lẽ thật, Chúa Jesus mới thăng thiên có 10 ngày thôi, với những biến cố Chúa Jesus chết và sống lại, với những lời dặn dò thân tình thắm thiết của Chúa Jesus, thì có thể nào họ quên lời Thầy của mình dạy hay không? vì tất cả các môn đồ đều “nhơn danh Chúa Jesus để làm Báp-tem cho người mới tin”.

** Ý nghĩa của việc nhơn danh ai đó làm Báp-tem, nghĩa là gì?

- BÁP-TEM NHƠN DANH CHÚA JESUS nghĩa là CHẾT VỚI CHÚA JESUS đời sống cũ và SỐNG LẠI VỚI CHÚA JESUS đời sống mới. Nếu Báp-tem nhơn danh Cha, Con, Thánh Linh thì sao? Chẵng lẽ chết với Cha, Con và Thánh Linh sao??? Thế thì, Cha và Thánh Linh chết lúc nào??? Kinh thánh cho biết rằng: “Một mình Ngài có sự KHÔNG HỀ CHẾT”, Phao-lô đã khẳng định nhiều lần. Ngay cả khi Chúa Jesus chết cũng vậy, Ngài chết nhưng Linh của Ngài không hề chết!

I Phi-e-rơ 3:18-22 “Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; VỀ PHẦN XÁC THỊT THÌ NGÀI ĐÃ CHỊU CHẾT, nhưng về PHẦN LINH HỒN THÌ ĐƯỢC SỐNG. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người. PHÉP BÁP-TEM bây giờ bèn là ẢNH TƯỢNG của sự ấy ĐỂ CỨU ANH EM, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự LIÊN LẠC LƯƠNG TÂM TỐT VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài.”

- Phao-lô dùng I Cô-rinh-tô chương 10 để ví sánh Báp-tem của dân Israel bởi Môi-se qua Biển Đỏ, ở đây Phi-e-rơ so sánh việc Báp-tem với Chúa Jesus giống như những người được cứu trong chiếc tàu, dầu ở trong nước nhưng được sống với Đấng Christ về phần linh. Đồng chết với Chúa Jesus để được đồng sống với Chúa Jesus. Cha và Linh Cha không có chết để sống lại. 

- Báp-tem thứ hai này không phải là phép rửa và sạch nhưng là Báp-tem để ĐƯỢC CỨU và ĐƯỢC SỐNG trong ĐẤNG CHRIST

“Vậy nếu miệng ngươi XƯNG Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi TIN rằng Đức Chúa Trời ĐÃ KHIẾN Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ ĐƯỢC CỨU; vì TIN bởi trong lòng mà được sự CÔNG BÌNH, còn bởi MIỆNG LÀM CHỨNG mà được sự CỨU RỖI.” (Rô-ma 10:9-10) 

Xuyên suốt từ Sáng thế ký đến Khải huyền không có một câu Kinh thánh nào hậu thuẫn cho Ma-thi-ơ 28:19 cả, vì đây là một câu Kinh thánh đã bị cạo sửa. Thế nên, chỉ có Báp-tem nước NHƠN DANH CHÚA JESUS mà thôi!

---------
Trích: Facebook Yen Dang