(Những điều này thật sự rất hữu ích khi chúng ta tiếp xúc, trao đổi niềm tin với những anh chị em Công giáo. Cậy ơn của Chúa, tôi viết lại những điều này, ước mong bài viết này thật sự sẽ hữu ích cho hết thảy các anh chị em!)
Trong Kinh thánh Hê-bơ-rơ 6:2 nói về “sự dạy phép báp-tem”, nếu so sánh các bản dịch của Công giáo, RVV11 đó là “Các báp-tem”, trong phần note của bản RVV11 có ghi: “Có thể dịch: các nghi lễ thanh tẩy”, không có chữ “phép”, nó chỉ là một nghi thức. Có một sự hiểu nhầm về việc “phép” báp-tem, mức độ sự hiểu nhầm gia tăng càng cao khi người ta dựa vào câu nói của Phao-lô: “vì chỉ có MỘT phép báp-tem…” Chúng ta cần biết rằng câu nói này nằm trong liên mạch khi Phao-lô đang nói về sự thống nhất của đạo Đức Chúa Trời: “chỉ có MỘT Chúa, MỘT đức tin, MỘT phép báp-tem.” (Ê-phê-sô 4:5)
Báp-tem là baptizo nghĩa là được nhúng vào hoàn toàn vào một điều gì đó, như một cục gòn được nhúng hoàn toàn vào trong ly nước, không có việc báp-tem nửa chừng. Trong giai đoạn Tân ước, là giai đoạn mới kế thừa từ đạo Do thái giáo sang đạo Đấng Christ, giai đoạn chuyển tiếp đó có một nhân vật lẫy lừng nhất, đó là Giăng Báp-tít. Cả dân cư xứ Giu-đê và dân Giê-ru-sa-lem đều đến cùng Giăng Báp-tít để chịu báp-tem dưới sông Giô-đanh. Đây là báp-tem bởi con người.
Báp-tem của Giăng Báp-tít: là báp-tem ăn năn để chuẩn bị ĐÓN Nước trời. Báp-tem này KHÔNG nhơn danh Chúa Jesus. Đó là lý do trong Tân ước đã kết lại chỉ có MỘT Báp-tem trong Chúa Jesus mà thôi, báp-tem này chỉ dừng lại ở mức độ ăn năn tội.
Sách II Các vua chương 5 đã ghi lại câu chuyện của Na-a-man tắm dưới sông Giô-đanh 7 lần, được sạch bệnh phung. Đây là baptizo nhưng ngày nay giáo hội Công giáo cho rằng đó chỉ là phép rửa mà thôi! Điều này không hẳn là sai, nhưng nó KHÔNG đạt đến đúng nghĩa chuẩn của từ baptizo.
I Cô-rinh-tô 10:1 “Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, ĐI NGANG QUA BIỂN.”
Trong Cựu ước có 2 lần báp-tem:
✳ Lần 1: qua biển Đỏ (Xuất 14): Môi-se giơ gậy lên, nước rẽ ra, rồi dân sự đi. Nghĩa là có người lãnh đạo đi trước.
✳ Lần 2: qua sông Giô-đanh (Giô-suê 3): hòm giao ước đi trước, điều này cho thấy có sự hiện diện của Lời Đức Chúa Trời. Báp-tem nước xong, họ bị chết sạch, những người này từng kinh nghiệm về phép lạ, sự chữa lành… nhưng về thuộc linh thì chẳng có sự tiến triển gì tốt hơn. Nên muốn có kết quả phải sang báp-tem thứ hai là báp-tem nhơn danh Chúa Jesus: nghĩa là đồng chết và đồng sống lại với Chúa Jesus. Chỉ có trong Chúa Jesus mới có sự sống, trong Giăng Báp-tít không có sự sống!
Đừng nên trông cậy và nhìn vào người lãnh tụ quá nhiều! Môi-se là lãnh tụ lẫy lừng cũng phải chết ngoài xứ hứa, cả Giăng Báp-tít và Môi-se đều vấp phạm hết. Chính Giăng Báp-tít đã che khuất luôn cả Chúa Jesus.
Giăng 4:1-3 “Khi Chúa đã hay rằng người Pha-ri-si có nghe đồn Ngài gọi và làm phép báp-tem được nhiều môn đồ hơn Giăng, (kỳ thiệt không phải chính Đức Chúa Jêsus làm phép báp-tem, nhưng là môn đồ Ngài), thì NGÀI LÌA xứ Giu-đê TRỞ VỀ xứ Ga-li-lê.” Đây là lý do Chúa Jesus đã bỏ xứ Giu đê để về xứ Ga li lê.
Và trong Ma-thi-ơ 3:5-6 có chép: “Bấy giờ, DÂN THÀNH Giê-ru-sa-lem, CẢ xứ Giu-đê, và CẢ miền chung quanh sông Giô-đanh ĐỀU ĐẾN cùng NGƯỜI; và khi họ đã xưng tội mình rồi, THÌ CHỊU NGƯỜI LÀM phép báp-tem dưới sông Giô-đanh.”
Danh tiếng của Giăng Báp-tít lẫy lừng đến nỗi chính vua Hê-rốt cũng tưởng lầm rằng Chúa Jesus là Giăng Báp-tít sống lại.
Ma-thi-ơ 11:2-15 chép rằng:
“Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng:
Thầy CÓ PHẢI là ĐẤNG PHẢI ĐẾN, hay là chúng tôi còn PHẢI ĐỢI Đấng KHÁC chăng?
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: hãy về THUẬT LẠI cùng Giăng những điều các ngươi nghe và thấy: kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành.
PHƯỚC cho ai CHẲNG VẤP PHẠM vì cớ TA!
Khi họ ra về, Đức Chúa Jêsus mới phán về việc Giăng cho đoàn dân nghe, rằng: Các ngươi đã đi xem chi trong đồng vắng? Có phải xem cây sậy bị gió rung chăng? Các ngươi đi xem cái chi nữa? Có phải xem người mặc áo tốt đẹp chăng? Kìa, những người mặc áo tốt đẹp thì ở trong đền vua. Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng?
Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa. Ấy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, ta SAI SỨ ta đến trước mặt con, Đặng DỌN ĐƯỜNG SẴN CHO CON ĐI.
Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, KHÔNG CÓ ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, NHƯNG mà kẻ RẤT NHỎ HÈN trong nước thiên đàng còn ĐƯỢC tôn trọng HƠN người.
Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng BỊ HÃM ÉP, và là kẻ hãm ép đó CHOÁN LẤY.
Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng.
Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến.
AI CÓ TAI MÀ NGHE, HÃY NGHE.”
* Vì sao Chúa Jesus kêu Giăng Báp-tít làm báp-tem cho Ngài để trọn luật pháp?
Báp-tem của Giăng Báp-tít là báp-tem của sự ăn năn, thế nhưng Chúa Jesus chính là Chiên Con không tì không vít. Vậy Ngài có tội tình gì mà phải làm báp-tem để được rửa sạch tội?
Vì Chúa Jesus đến để làm trọn hết mọi việc của quá khứ trong thời kỳ “luật pháp”, Ngài diễn lại những gì đã xảy ra ở sông Giô-đanh. Chúng ta thường hay giới hạn “luật pháp” ở trong 10 điều răn là không đúng, vì tùy vào hoàn cảnh trong Tân ước để hiểu chữ “luật pháp”.
* Vì sao Chúa Jesus lại kiêng ăn 40 ngày trong sa mạc, tại sao Ngài phải chịu ma quỷ cám dỗ? ấy là để diễn lại câu chuyện của dân Israel đã đi 40 năm trong đồng vắng.
* Tại sao Chúa Jesus phải lên khỏi sông Giô-đanh?
Lúc Ngài bước lên là lúc trời rẽ ra, đúng như lời Chúa Jesus nói: “... Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ làm điều chi mà Con THẤY Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm Y NHƯ VẬY.” (Giăng 5:19) Để cho dân Israel nhìn vào vào đó mà nhớ lại toàn bộ quá khứ tổ phụ của họ là Áp-ra-ham, Y-sác, Gia cốp, … cho đến dân Israel, các tiên tri, các vua... Họ nhớ lại toàn bộ những giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập, cùng tất cả những va vấp, những điều không trọn từ thời tổ phụ cho đến thời của họ. Và họ nhìn thấy Chúa Jesus trong những sự trọn vẹn đó.
* Vì vậy, Chúa Jesus nói với Giăng Báp-tít hãy làm đi để MỌI VIỆC ĐƯỢC TRỌN. Ngày xưa dân Israel được Môi-se làm báp-tem cho họ, trong hình ảnh này, Chúa Jesus tự hóa thân như CON Đức Chúa Trời. Trong thời Cựu ước Đức Chúa Trời đã dùng khái niệm: “Ta đã gọi con ta ra khỏi Ai cập”. Chúa Jesus muốn giải thích cho dân Israel và cả thế giới rằng Ngài là CON của Đức Chúa Trời, thì Ngài dùng lại hình ảnh của dân Israel ngày xưa, Ngài hóa thân vào trong rất nhiều hình ảnh của luật pháp Cựu ước. Vì vậy, cái nhìn của chúng ta phải mở rộng về chữ “luật pháp” và “sự công bình” là như vậy. Vì khi Chúa Jesus chịu làm báp-tem ở sông Giô-đanh dưới tay của Giăng Báp-tít, thì chẳng khác nào như dân Israel được Đức Chúa Trời là Cha đem ra khỏi Ai cập dưới cây gậy của Môi-se.
* Vấp phạm của Môi-se và Giăng Báp-tít: Cả Môi-se và Giăng Báp-tít đều có vấp phạm, vấp phạm của Giăng Báp-tít rất đau đớn: có sự cạnh tranh và ông đã xen vào việc gia đình, đạo đức, chính trị… Vì cớ đó ông bị bỏ tù chứ không phải vì danh của Chúa Jesus, nên sau đó, chúng ta không thấy Chúa Jesus can thiệp vào gì cả. Giăng Báp-tít khi giới thiệu về Chúa Jesus, ông đã công bố: “kìa CHIÊN CON của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi của thế gian đi”… Rõ ràng Giăng Báp-tít được dẫy đầy Thánh Linh, là cái loa để rao ra giới thiệu về Chúa Jesus. Thế nhưng, có một sự việc rất đau lòng đã xảy ra: Giăng Báp-tít đã cho người đến hỏi Chúa Jesus rằng: Ngài có phải là Đấng Mesia không hay chúng tôi phải chờ..? Sau đó Chúa Jesus trả lời cho 2 môn đồ của Giăng Báp-tít, Ngài không trả lời trực tiếp đúng hay sai, nhưng Ngài bảo với họ hãy về nói lại điều các ngươi đã thấy: “kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành.” Đây là phần được trích lại trong Ê-sai 61:1 “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục” và thêm một câu nữa: “PHƯỚC cho ai KHÔNG VẤP PHẠM VÌ CỚ TA!”
Tại sao kinh thánh lại cho phép ghi lại những điều như thế? Cả cuộc đời của Giăng Báp-tít được đầy dẫy Thánh Linh để được Đức Chúa Trời sử dụng, thế mà bây giờ ông lại hỏi Chúa Jesus một câu như vậy. Chúa Jesus nói: kẻ NHỎ NHẤT trong THIÊN ĐÀNG còn LỚN HƠN Giăng Báp-tít. Coi chừng chính chúng ta là người làm chứng về Chúa Jesus, NHƯNG … nếu chúng ta không giữ vững đức tin mà NGHI NGỜ vị trí của Chúa Jesus thì xem như không còn giá trị gì nữa!
Báp-tem của Giăng Báp-tít rất thiêng liêng, có thể dẩn người ta đến với Chúa Jesus, nhưng… KHÔNG CỨU con người ra khỏi tư duy cũ, nên CẦN PHẢI có phép Báp-tem ĐỒNG CHẾT và ĐỒNG SỐNG với CHÚA JESUS. Trong Chúa Jesus mới có sự sống lại, còn trong Giăng Báp-tít chết thì chết luôn! Công giáo La mã đã dừng lại ở phép rửa này, mà rửa thì sẽ dơ lại!
------
Trích: Facebook Yen Dang
------
Trích: Facebook Yen Dang